Báo cáo hoạt động của HĐGT

CỘN HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do –Hạnh phúc

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ LÃ – LỮ VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

  1. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY

1.1. Vài nét về xuất xứ

Hội đồng Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam lúc ban đầu được gọi là Ban Liên lạc gia tộc họ Lã được thành lập từ năm 1998-2001 bao gồm một số anh em trên địa bàn Hà Nội có tâm huyết muốn tập hợp các những người họ Lã – Lữ để nhớ về cội nguồn, tìm hiều mối liên hệ về gia tộc ở các địa phương.

Ban Liên lạc được những người sáng lập, gồm những người sau đây:

1- Ông Lã Xuân Miễn (đã mất), Nguyên Phó Cục trưởng Cục ĐTCB, Tổng cục KTTV

2- Ông Lã Quý Đà, Nguyên Sĩ quan Quân y, Bộ Tổng tham mưu Quân đội ND Việt Nam

3- Ông Lã Hồng Phương, Thiếu tướng Quân đội ND Việt Nam

4- GS.TS. Lã Ngọc Khuê, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

5- Ông Lã Văn Lục (đã mất), Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây

6- Ông Lã Văn Vệ, Nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây.

Sau hơn 20 năm hoạt động kể từ thành lập, Ban Liên lạc đã có nhiều hoạt động, đóng góp theo mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Vào các dịp đầu Xuân hàng năm đã tổ chức họp mặt toàn thể Gia tộc ở khu vực miền Bắc, số lượng các thành viên tham dự ngày một thêm đông bao gồm đủ mọi thành phần từ các cụ ông, cụ bà, các bác, các anh, chị và các cháu với các công việc đảm nhận khác nhau như các nhà quản lý cấp cao, các nhà khoa học, bác sĩ, sĩ quan quân đội, công nhân, nông dân, doanh nhân….

Nhận thấy cần kiện toàn Ban Liên lạc để họat động có hiệu quả hơn, năm 2010 đã đổi thành Hội đồng Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam vì các lý do sau:

-Tên gọi mới xứng tầm với quy mô, vị thế của dòng tộc vì họ Lã- Lữ có số dân đứng hàng thứ 22 trong các dòng họ của Dân tộc Việt Nam.

-Theo các nhà sử học và ngôn ngữ học, họ Lã, Lữ là một dòng họ duy nhất. Nhưng theo cách phiên âm theo vùng miền ở Việt Nam thì được gọi là Lã hoặc Lữ theo các vùng miền (tương tự như họ Hoàng – Huỳnh ở miền Bắc và miền Nam). Ở miền Bắc tên gọi họ Lã được dùng phổ biến nhất, còn tên gọi họ Lữ được phổ biến tại miền Trung và miền Nam. Nên để tránh hiểu lầm, tên gọi chung là họ Lã – Lữ để tập hợp toàn thể dòng tộc có cùng một cội nguồn.

-Tên gọi Hội đồng có quy mô đại diện trên toàn quốc với mục đích quy tụ toàn bộ dòng tộc về tổ chức chung, tránh phân tán và tạo điều kiện mở rộng hoạt động của gia tộc trong tương lai.

Kính thưa Hội đồng Gia tộc

Kính thưa các vị Khách quý

Tuy hoạt động theo từng năm có được đẩy mạnh hơn về số lượng người tham gia, cách thức hoạt động phong phú hơn nhưng trong thực tế HĐGT vẫn còn bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết và bất cập nên sớm được khắc phục. Sau đây là kiểm điểm các hoạt động chính trong thời gian qua.

1.2. Một số kết quả

1- Về mặt tổ chức, đã thành lập Ban Liên lạc Gia tộc họ Lã với các ông, các bác tham gia thành lập Ban ngay từ đầu. Vì mới thành lập nên các thành viên của Ban không qua bầu chọn của toàn thể Hội đồng Gia tộc mà chủ yếu nhận trách nhiệm một cách tâm huyết vì gia tộc. Có thể kể đến các ông Lã Hồng Phương, ông Lã Ngọc Khuê, ông Lã Văn Lục,  ông Lã Xuân Miễn, ông Lã Quý Đà …. là những người xây dựng nền móng cho Hội đồng Gia tộc họ Lã của chúng ta hôm nay.

Rất đau buồn cho tất cả chúng ta, các ông Lã Văn Lục và Lã Xuân Miễn đã mất nên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động điều hành của Ban trong một thời gian. Hội nghị chúng ta ghi nhận các công lao to lớn của hai Ông đã góp phần tạo dựng nên HĐGT hôm nay.

Đến nay, trong quá trình tham gia Ban Liên lạc đã có nhiều Ông do tuổi cao, sức yếu như các Ông Lã Hồng Phương, Ông Lã Ngọc Khuê đã không có điều kiện tham gia thường xuyên các hoạt động của HĐGT.

Để tiếp tục kế thừa và duy trì các hoạt động của HĐGT, với tâm huyết vì dòng tộc, những người còn lại trong Ban và một số ông, bà được bổ sung vẫn tiếp tục các hoạt động của HĐGT cho đến hôm nay.

Danh sách HĐGT (tạm thời) và phân công đảm nhận các nội dung của Hội đồng đến nay gồm:

  • Ông Lã Văn Vệ, Chủ tịch HĐGT,
  • Ông Lã Thanh Hà, Phụ trách công tác tổ chức, tuyên truyền, thông tin và đối ngoại,
  • Ông Lã Duy Lan, Phụ trách vấn đề lịch sử và cội nguồn gia tộc.
  • Ông Lã Quý Đà, Phụ trách công tác Kế hoạch -Tài chính,
  • Bà Lã Thị Nho Liên, Phụ trách Câu lạc bộ các Doanh nhân họ Lã.

Trong các Tiểu Ban có các thành viên trợ giúp, đặc biệt là trong Câu lạc bộ các Doanh nhân.

Trên đây là danh sách HĐGT với những người được chỉ định và có tâm huyết tham gia vì dòng họ ta. Trong Hội nghị này, HĐGT sẽ được góp ý về Quy chế hoạt động quy định chức năng, nhiệm vụ và bầu chính thức các thành viên với sự tham gia của Chi họ địa phương.

2-  Đã tổ chức được các lần Họp mặt đại biểu của Gia tộc vào dịp đầu năm Âm lịch. Tuy nhiên gần đây các cuộc họp mặt thưa dần, có thời kỳ 2-3 năm mới tổ chức. Trong các buổi họp đã có nhiều hình thức phong phú như các Chi họ gia tộc địa phương đã giới thiệu về nguồn gốc gia phả của gia tộc mình, hình thức  tổ chức sinh hoạt dòng tộc và đều mong muốn kết nối với các gia tộc khác với nguyện vọng tìm về cội nguồn chung của dòng tộc họ Lã- Lữ.

3- Nhận lời mời của các Chi họ họ Lã tại các địa phương nhân ngày Kỵ Tổ của Chi họ tại địa phương, hoặc dịp khánh thành Từ đường mới, HĐGT đã cử đoàn Đại diện đến dự lễ, gặp gỡ họ hàng và dâng lễ vật lên các Từ đường các Chi họ địa phương như:

–  Chi họ Thủy Nguyên (Hải Phòng),

–  Chi họ thôn Thanh Bồ, xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội),

– Chi họ xã Quảng Châu, TP Hưng Yên,

– Chi họ xã Hải Hà, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định,

– Chi họ Gia tộc xã Đông Sơn- Đông Hưng – Thái Bình,

– Chi họ Phường Tiền Phú – TP Hà Giang,

– Chi họ Phường Ninh Sơn, TP Ninh Bình,

– Chi họ Vạn Phúc, huyện Thanh Trì,  Hà Nội,

– Chi họ Lạc Thị, huyện Thanh Trì,  Hà Nội,

– Chi họ Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam,

– Chi họ Lương Thường, huyện Thái Thụy, tỉnh Hà Nam.

4-Với mong muốn được từng bước tìm hiểu lịch sử, thân thế các Cụ Tổ họ Lã trong lịch sử, HĐGT cũng đã về dâng hương, lễ vật tham dự các ngày Kỵ Tổ tại các Đình, Đền thờ các Cụ Tổ sau đây:

– Đền thờ và di tích lăng mộ cụ Lã Gia tại Chùa Thầy, thôn Thụy Khê, xã Sài Sơn, Quốc Oai, TP. Hà Nội,

– Đền thờ và di tích lăng mộ cụ Lã Gia tại thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, Ân Thi, Hưng Yên.

– Đền thờ cụ Lã Tá Đường tại thôn Đình Bến, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên,

– Đền thờ cụ Lã Tá Đường tại phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5- Đáp ứng mong mỏi của các Chi họ ở các địa phương và các Nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài gia tộc, Ông Lã Duy Lan, thành viên của HĐGT đã biên tập tài liệu:” Nguồn gốc họ Lã và Những đóng góp của họ Lã vào lịch sử dân tộc” với mục đích lần đầu tiên gợi mở những điều chưa biết về nguồn gốc họ Lã   trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tài liệu tham khảo này đã được sao thành nhiều bản gửi cho tất cả các đại biểu dự Hội nghị Gia tộc chúng ta ngày 22/4/2017 tại Hà Nội. Tài liệu trên cũng được đưa lên Website của Gia tộc từ tháng 1/2018.

Rất mong các Chi họ, các cá nhân có ý kiến hoặc bổ sung để hoàn thiện thêm tài liệu này trong lần in sau.

6- Đã xây dung và đang hoàn thiện một trang Website riêng của Gia tộc họ Lã Việt Nam.

  • Mục đích và nội dung của Trang Web là:
  • Cung cấp các thông tin cập nhật về hoạt động của HĐGT và các Chi họ địa phương,
  • Cung cấp các thông tin về lịch sử, cội nguồn gia tộc và gia phả các Chi họ địa phương,
  • Thông báo về các cuộc họp và các thông tin đột xuất khác,
  • Biểu dương kịp thời các thành tích đóng góp các Chi họ, các cá nhân trong lao động, học tập, … trong xã hội.

2)Tên trang Web: holaluvietnam.com

3) Người phụ trách, trưởng Ban Biên tập: Ông Lã Thanh Hà

Email:lathanhha68@gmail.com,   ĐT: 0912031591

Kính đề nghị các Chi họ, cá nhân gửi các thông tin về Chi họ mình qua email, dạng văn bản, soạn file mềm dạng word về Ban biên tập để đưa trên trang Web theo nội dung đã nêu trên đây.

1.3. Một số tồn tại

Trong các năm từ khi thành lập và hoạt động, ngoài các kết quả đáng ghi nhận trên đây, vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết như sau:

1- Chưa xây dựng được Tiêu chí và Quy chế hoạt động của Gia tộc. Do tồn tại này, hoạt động của Ban Liên lạc trước đây và HĐGT hiện nay còn mang tính tự phát, thiếu phân công trách nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong HĐGT nên còn chồng chéo, không rõ ràng nên còn lúng túng khi xử lý các công việc,

2- Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên các kỳ họp toàn thể và đại biểu bị ngắt quãng, nội dung các cuộc họp còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả,

3- Chưa thống nhất được mối liên kết giữa các dòng tộc các Chi họ địa phương về dòng họ chung nhất có thể, việc xác định cội nguồn cũng chưa rõ ràng,

4- Chưa thực hiện được việc tìm hiểu, thống kê lên danh sách các Đền, Đình thờ các danh nhân, anh hùng, có công với nước qua các thời kỳ thuộc họ Lã – Lữ, các Chi họ địa phương và các thông tin như gia phả, ngày Kỵ tổ, các hình thức sinh hoạt trong cộng đồng họ Lã trong mỗi Chi họ,

5- Công tác vận động đóng góp tài chính cho Quỹ chưa thực hiện tốt, chưa đánh thức được tiềm năng đóng góp của Chi họ, các doanh nhân nên Quỹ chung của HĐGT rất hạn hẹp có ảnh hưởng đến các hoạt động chung. Từ trước đến nay, kinh phí tổ chức các cuộc họp toàn thể Gia tộc chủ yếu có sự đóng góp của các cá nhân hảo tâm như Ồng Lã Xuân Miễn, Lã Hồng Phương, Lã Ngọc Khuê, Lã Văn Vệ, Lã Quý Đà, Lã Văn Loan, Lã Thị Tường Vi, Lã Văn Loan, Lã Thị Nho Liên, Lã Thị Khánh,… và đóng góp của các Chi họ, các cá nhân khi tham dự các cuộc họp của HĐGT.

Do vậy, số kinh phí còn lại không nhiều nên hạn chế đến các hoạt động của HĐGT khi về dự lễ Kỵ tổ của các Chi họ, các đám hiếu, thăm hỏi các vị cao niên trong Gia tộc, biên soạn các tài liệu về dòng tộc họ Lã….

Ngoài ra, chưa công bố rộng rãi mức đóng góp tài chính của các Chi họ, cá nhân để biểu dương, khích lệ kịp thời. Nhân tiện đây, Ban Thường trực HĐGT kiến nghị Hội nghị có nên thảo luận về mức đóng góp về mặt tài chính cho các hoạt động thường niên của HĐGT hay không.

  1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trên cơ sở nhận rõ các tồn tại như đã nêu, nhằm bảo đảm sự hoạt động kiên tục, có hiệu quả, HĐGT kiến nghị Hội nghị Gia tộc các hoạt động cụ thể sau đây:

2.1. Xây dựng Quy chế hoạt động của Gia tộc

Quy chế là văn bản có tính ràng buộc để toàn thể Gia tộc họ Lã Việt Nam hoạt động theo luật pháp hiện hành của Nhà nước và phù hợp với hoạt động chung các cộng đồng dòng họ của Việt Nam.

Quy chế được thực hiện với sự điều hành của HĐGT với sự kiểm tra, giám sát của toàn thể Gia tộc.

Trong Hội nghị này, HĐGT sẽ trình bày Bản Dự thảo Quy chế để toàn thể Gia tộc góp ý, hoàn thiện để trở thành Văn bản chính thức có hiệu lực ngay khi được Hội nghị thông qua.

2.2. Kiện toàn về tổ chức của HĐGT

Ban Liên lạc trước đây và HĐGT hiện nay được hình thành ban đầu do những người thành lập có tâm huyết với dòng họ dưới hình thức chỉ định và tự phân công trách nhiệm các nội dung hoạt động như đã trình bày trên. Trong quá trình hoạt động từ ngày thành lập đến nay, một số các ông trong HĐGT đã mất hoặc tuổi cao sức yếu nên không thể đảm nhận các hoạt động của HĐGT được nữa nên cần có bổ sung, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của HĐGT trong thời gian tới.

HĐGT kiến nghị cơ cấu tổ chức của HĐGT như sau:

  • Ban Cố vấn: Gồm các Ông Lã Hồng Phương, Ông Lã Ngọc Khuê và Ông Lã Tất Thắng là những người tham gia thành lập Ban Liên lạc từ những ngày đầu. Nay Gia tộc ta xin kính mời Ba Ông tiếp tục tham gia sinh hoạt cùng HĐGT với các ý kiến quý báu và dự các cuộc họp hàng năm của Gia tộc ta.

 

  • Hội đồng Gia tộc:
  1. Ban Thường trực:

Là đầu mối chủ trì các hoạt động thường kỳ của toàn Gia tộc được quy định trong Quy chế của Gia tộc. Ban Thường trực gồm những người trước hết phải có tâm huyết với dòng họ, có uy tín trong các hoạt động xã hội, có khả năng vận động, tuyên truyền và có điều kiện sức khỏe đủ đảm đương các công việc được giao và không phân biệt nam hay nữ.

Ban Thường trực gồm 1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ thường trực để duy trì hoạt động liên tục của Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt. Có thể bổ sung 1 hay một số Phó Chủ tịch.

Các thành phần còn lại của Ban Thường trực là Ủy viên Thường trực.

Các Ủy viên Thường trực phụ trách các Tiểu ban chuyên môn.

Theo tiêu chí trên, cơ cấu tổ chức được dự kiến giới thiệu trình Hội nghị Gia tộc danh sách Ban Thường trực như sau:

  1. Ông Lã Văn Vệ, Nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây, tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch HĐGT,
  2. Ông Lã Thanh Hà, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên cao cấp, Bộ TN&MT, Phó Chủ tịch HĐGT,
  3. Ông Lã Duy Lan, Tiến sĩ, Viên Văn học, Ủy viên,
  4. Ông Lã Quý Đà, Nguyên Sĩ quan Quân y, Bộ Tổng tham mưu Quân đội ND Việt Nam, Ủy viên,
  5. Bà Lã Thị Nho Liên, Doanh nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông nghiệp sạch, Ủy viên,
  6. Ông Lã Văn Sỹ, Doanh nhân, nguyên sĩ quan Quân đội ND Việt Nam, Ủy viên,
  7. Ông Lã Thế Vinh, Nhà báo, Phó Ban Doanh nhân Tòa soạn báo Pháp luật Plus –Pháp luật Việt Nam.

 

  1. Ủy viên không thường trực:

Do ở xa Hà Nội không có điều kiện hoạt động thường xuyên nên Thành phần các Ủy viên không thường trực chủ yếu bao gồm các Đại biểu từ các Chi họ địa phương, các Ban Liên lạc các tỉnh, khu vực, thành phố ngoài TP. Hà Nội. Danh sách các Ủy viên sẽ được các đơn vị giới thiệu và bầu trong Hội nghị này.

  1. Các Tiểu ban chuyên môn

1– Ban Tổ chức,thông tin, tuyên truyền và đối ngoại

Dự kiến : Trưởng Ban: Ông Lã Thanh Hà.

Thành viên: Ông Lã Thế Vinh, Bà Lã Hoàng Hà (Chi họ Hưng Yên), Ông Lã Văn Nam (Chi họ Hải Hà, Hải Hậu, Nam Định).

  • Ban Lịch sử và tìm hiểu cội nguồn họ Lã – Lữ

Dự kiến : Trưởng Ban: Ông Lã Duy Lan.

Thành viên: Các Ủy viên không thường trực (Trưởng Chi họ) của 22 Chi họ.

  • Ban Kế hoạch -Tài chính

Dự kiến : Trưởng Ban: Ông Lã Quý Đà.

Thành viên: Bà Lã Tú Anh, Kế toán, Bà Lã Thị Tuyết, thủ quỹ.

  • Câu Lạc bộ Doanh nhân

Dự kiến : Trưởng Ban: Bà Lã Thị Nho Liên.

Thành viên: Ông Lã Văn Huynh, Ông Lã Việt Hồng, Ông Lã Văn Sĩ, Ông Lã Văn Hoán (Đại tá quân đội)),….

Đề nghị Hội đồng Gia tộc bổ sung các thành viên vào trong các Tiểu Ban theo khả năng, phù hợp với nhiệm vụ của mỗi Tiểu ban.

Chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức trên đây được quy định trong Quy chế .

2.3. Tổ chức góp ý hoàn thiện biên niên sử về cội nguồn họ Lã- Lữ Việt Nam

Lý do: Hiện nay, TS. Lã Duy Lan đã cho phổ biến Tài liệu Nguồn gốc họ Lã và Những đóng góp của họ Lã vào lịch sử dân tộc” và các tài liệu khác được lan truyền trên mạng Internet nhưng chưa được thẩm định để trở thành tài liệu chính thức do còn nhiều ý kiến và chưa thống nhất.

Dự kiến nhiệm vụ góp hoàn thiện biên niên sử về cội nguồn họ Lã- Lữ Việt Nam theo các bước:

  • Tổ chức góp ý trong nội bộ HĐGT với sự tham gia của Ban Cố vấn, Hội đồng Thường trực và một số các Nhà hoạt động, lịch sử văn hóa tại Hà Nội,
  • Trên cơ sở thống nhất, tiến hành tổ chức buổi Hội thảo khoa học với sự tham gia của các Đại diện các Chi họ địa phương, Viện và Hội Lịch sử Việt Nam, các Nhà Sử học, các nhà Nghiên cứu và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước để hoàn chỉnh và có ý kiến thống nhất về cội nguồn của dòng họ ta.

Sau khi có sự thẩm định, HĐGT sẽ đề nghị Nhà Xuất bản cho phép xuất bản làm tài liệu chính thức cho gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam.

Đây là nội dung rất quan trọng của dòng họ ta nên HĐGT kêu gọi sự tham gia nhiệt tình của toàn thể dòng họ và hỗ trợ tài chính để các buổi Hội thảo đạt kết quả đáp ứng được sự kỳ vọng của cộng đồng dòng họ ta bao nhiêu năm nay.

2.4. Nghiên cứu xây dựng Từ đường chung của Gia tộc họ Lã- Lữ Việt Nam

           Xét theo nguyện vọng của nhiều Chi họ và các Thành viên trong Gia tộc, việc xây dựng một Từ đường chung của toàn Gia tộc là việc làm cần thiết để quy tụ tất cả các con cháu trong Gia tộc về Tổ tiên chung. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi đáp ứng được các điều kiện:

– Xác định được và thống nhất về nguồn gốc của Gia tộc;

– Có cơ sở được pháp lý thừa nhận;

– Có đủ kinh phí xây dựng và hoạt động sau xây dựng.

Do vậy, nguyện vọng trên sẽ được toàn Gia tộc góp ý, thảo luận và được coi là kế hoạch dài hạn.

2.5. Một số hoạt động khác

1- Xin giấy phép hoạt động và khắc con dấu của HĐGT họ Lã – Lữ Việt Nam

2- Mở Tài khoản để nhận tài trợ từ nhiều nguồn đóng góp

3- Hoàn thiện trang WEB của HĐGT trong đó bổ sung các thông tin:

  • Thu thập tất cả các thông tin, tư liệu về các danh nhân họ Lã – Lữ địa phương (tiểu sử, sự nghiệp, thần tích, thần phả, kiến trúc thờ cúng, tượng thờ, cảnh quan) bao gồm miêu tả và ảnh chụp. Tất cả các thông tin trên được thống kê và đưa lên trang WEB. Nội dung này cần có sự cộng tác của các Chi họ địa phương.
  • Thu thập các thông tin về họ Lã –Lữ và các nhân vật danh tiếng họ Lã – Lữ trong thư viện với hình thức sao chép và soạn thảo để đưa lên trang WEB.

Các nội dung trên do các Ban trong HĐGT phối hợp thực hiện.

4- Tổ chức các chuyến đi của HĐGT về các địa phương vừa để giao lưu kết hợp các dịp lễ Kỵ Tổ và thu thập các tài liệu cụ thể để lựa chọn đưa lên trang WEB.

5- Thúc đẩy hoạt động của Câu Lạc bộ Doanh nhân theo mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động của doanh nghiệp nếu có điều kiện, tạo điều kiện cho con cháu họ Lã – Lữ làm việc do các doanh nhân họ Lã – Lữ sở hữu và bàn kế hoạch tài trợ cho các hoạt động của HĐGT.

Kính thưa Hội nghị.

Trên đây là báo cáo về toàn bộ quá trình hoạt động, những đánh giá, nhận định về những công việc trong thời gian qua cả về các kết quả đã thực  hiện cùng như làm rõ các khiểm khuyết còn tồn tại và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Hội đồng Gia tộc.

Ban HĐGT rất mong nhận được sự tham gia góp ý của tất cả các thành viên trong Đại Gia đình gia tộc họ Lã – Lữ chúng ta trên tinh thần xây dựng tình đoàn kết những người cùng sinh ra và trưởng thành từ một cội nguồn chung.

Nhân dịp Đầu Xuân Mậu Tuất, Ban HĐGT xin gửi tới các các Cụ Ông, Bà, các Bác, các Anh, Chị và các cháu có mặt tại đây và trên cả nước, các Vị Đại diện các Dòng họ Phùng Việt Nam và họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam lời chúc sức khỏe và lời cầu mong thành đạt, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng!

                                           Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2018

                                               TM Hội đồng Gia tộc

                                           Chủ tịch

  

 

                                              Lã Văn Vệ

 

 

 Xem chi tiết file đính kèm sau đây

Các tin bài khác