Quy chế hoạt động họ Lã Lữ Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do –Hạnh phúc

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC

HỌ LÃ – LỮ VIỆT NAM

 

Hội đồng  Gia tộc ((HĐGT)  họ Lã – Lữ Việt Nam tiền thân là Ban Liên lạc Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam, được thành lập trong các năm 1999 – 2000 tại Hà Nội.

Ban Liên lạc được những sáng lập gồm có các Ông sau đây:

  • Ông Lã Hồng Phương, Thiếu tướng Quân đội ND Việt Nam
  • TS. Lã Ngọc Khuê, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
  • Ông Lã Văn Lục (đã mất), Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây

4-  Ông Lã Xuân Miễn (đã mất), Nguyên Phó Cục trưởng Cục ĐTCB, Tổng cục KTTV

5- Ông Lã Quý Đà, Nguyên Sĩ quan Quân ý, Quân đội ND Việt Nam

6- Ông Lã Văn Vệ, Nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây

Hiện nay hệ thống HĐGT đã trải dài và rộng đến các tỉnh phía Bắc và đang có xu hướng mở rông trên phạm vi toàn quốc. Tại Hội nghị thành lập năm 2000, Bản Quy ước hoạt động tạm thời của Ban Liên lạc Gia tộc họ Lã – Lữ đã được thông qua.

Thực tiễn hoạt động 20 năm qua cho thấy, tôn chỉ và mục đích hoạt động của Hội đồng Gia tộc nêu ra trong quy ước là đúng đắn. Tuy nhiên để thực hiện được đúng mục đích, tôn chỉ và nội dung hoạt động đã nêu, thì về mặt tổ chức, trong thời gian tới cần được củng cố tăng cường ở quy mô toàn quốc và mạng lưới địa phương. Vì vậy đã đến lúc phải sửa đổi bổ sung bản Quy ước và đổi tên thành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Gia tộc (HĐGT) họ Lã – Lữ Việt Nam.

 Điều 1:  Tên gọi 

Hội đồng Gia tộc các Chi  họ  Lã – Lữ Việt Nam gọi tắt là Hội đồng Gia tộc Họ Lã- Lữ Việt Nam là tổ chức đầu mối, đại diện cho các dòng và Chi họ Lã, Lữ trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thành viên của Hội đồng là những người tự nguyện cống hiến cho sự nghiệp chung của gia tộc, hoạt động không nhận thù lao.

Điều 2: Mục đích, tôn chỉ hoạt động

Tập hợp đoàn kết thành viên thuộc các Chi họ, trao đổi thông tin, giúp nhau tìm kiếm cội nguồn và chắp nối dòng hệ để tục biên và hợp biên gia phả, nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và gia tộc.

Hội đồng Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam hoạt động theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

 Điều 3:   Nội dung hoạt động

3.1. Tìm hiểu phát hiện các dòng và Chi họ Lã – Lữ đang sinh sống trên các địa bàn cả nước, liên lạc, thu thập và tổ chức trao đổi thông tin.

3.2. Tìm hiểu nghiên cứu nguồn gốc phát tích, lịch sử phát triển và quá trình chia tách và di chuyển của các Chi họ; nguồn gốc và địa danh phát tích của vị tổ họ Lã – Lữ lâu đời nhất ở Việt Nam.

3.3. Trên cơ sở các thông tin từ các Chi họ, từng bước phân tích nghiên cứu chắp nối theo dòng huyết thống, giúp cho từng gia tộc bổ sung hoàn thiện gia phả, tộc phả.

3.4. Trao đổi kinh nghiệm về biên soạn gia phả cho các gia tộc từ ít đời đến nhiều đời, trao đổi phổ biến các kinh nghiệm tốt về việc họ như xây dựng tộc ước, lập quỹ khuyến học, tổ chức việc thờ tự và phần mộ tổ tiên.

3.5. Khuyến khích, động viên các thành viên và gia đình trong Gia tộc lao động. học tập, kinh doanh theo pháp luật của Nhà nước để đóng góp xứng đáng của Gia tộc họ Lã – Lữ  trong sự phát triển chung của đất nước.

Điều 4:  Phương thức hoạt động

Trên cơ sở mục đích, tôn chỉ và nội dung hoạt động, Hội đồng Gia tộc sẽ tìm các phương thức hoạt động linh hoạt, thích ứng trong từng lúc từng nơi, như tổ chức các cuộc họp thường kỳ hay không thường kỳ, thông tin trực tiếp hay thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thư  điện tử, trang web, ra các ấn phẩm định kỳ và không định kỳ, tổ chức các cuộc họp mặt các thành viên nội tộc và các cuộc hành hương đến các di tích lích sử có liên quan đến gia tộc.

Điều 5:  Cơ cấu Tổ chức và trách nhiệm của HĐGT

5.1. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức Hội đồng Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam gồm có Ban Cố vấn, Hội đồng Thường trực Gia tộc toàn quốc và Hội đồng Gia tộc địa phương.

5.2. Ban Cố vấn

Là những người tham gia thành lập HĐGT hoặc có uy tín cao trong Gia tộc nhưng do tuổi cao sức yếu không có điều kiện tham gia thường xuyên công tác điều hành của HĐGT.

Ban Cố vấn được mời dự các cuộc họp của HĐGT, có nhiệm vụ góp ý về phương hướng hoạt động của HĐGT, thực hiện các nghi lễ trong các cuộc họp, Đại hội của HĐGT toàn quốc.

 

5.3. Hội đồng Thường trực Gia tộc toàn quốc

Hội đồng Thường trực Gia tộc họ Lã – Lữ toàn quốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Quy chế  này trên phạm vi cả nước.

Hội đồng Thường trực gồm những người trước hết phải có tâm với gia tộc, có uy tín trong các hoạt động xã hội, có khả năng vận động, tuyên truyền và có điều kiện sức khỏe đủ đảm đương các công việc được giao và không phân biệt nam hay nữ và được bầu trên cơ sở nhất trí (biểu quyết) của toàn thể HĐGT.

Hội đồng Thường trực Gia tộc hoạt động trên cơ sở tự nguyện không có thù lao.

Số lượng thành viên của Hội đồngThường trực Gia tộc không quá 7 người.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Thường trực Gia tộc không quá 5 năm. Đến hết nhiệm kỳ phải tổ thức Đại hội để bầu lại HĐGT cho nhiệm kỳ tiếp.

Hội đồng Thường trực được mở Tài khoản tiền gửi và có con dấu riêng.

Hội đồng Gia tộc Thường trực đặt Văn phòng tại Hà Nội. Mỗi năm Hội đồng Gia tộc họp toàn thể không quá 01 kỳ. Bộ phận Thường trực họp không quá 6 kỳ.

Cơ cấu HĐ Thường trực gồm:

– Chủ tịch Hội đồng

– Phó Chủ tịch Thường trực hoặc có 1 một số Phó Chủ tịch.

–  Các Ủy viên thường trực.

5.4. Các Tiểu ban

Trong HĐGT có 4 Tiểu ban thực hiện các nhiệm vụ riêng, tôn chỉ theo Quy chế , cụ thể như sau:

1-Tiểu ban tổ chức, thông tin, tuyên truyền và đối ngoại,

2- Tiểu ban lịch sử cội nguồn gia tộc,

3- Tiểu ban Kế hoạch -Tài chính,

  • Tiểu ban Câu Lạc bộ Doanh nhân.

Trưởng Tiểu ban là Ủy viên của Hội đồng Thường trực.

Tùy theo tình hình phát triển và đáp ứng yêu cầu của Gia tộc, Ban Thường trực HĐGT có thể thành lập các Tiểu Ban mới.

5.5. Hội đồng Gia tộc địa phương

Hội đồng Gia tộc địa phương là Gia tộc Chi họ địa phương bao gồm các hộ dân họ Lã –Lữ có Từ đường riêng, đã tồn tại trên quy mô thôn, xóm, xã từ lâu đời, không phân biệt theo địa giới địa lý nên thống nhất gọi là Chi họ.

Để tạo mối liên hệ với Hội đồng Gia tộc toàn quốc mỗi Chi họ cử 01 (một) Đại diện tham gia HĐGT toàn quốc với vai trò là Ủy viên không thường trực.

Tùy theo số lượng các thành viên họ Lã – Lữ sinh sống và lập nghiệp từ các địa phương, chi họ khác nhau ở các khu vực chưa có Từ đường riêng có thể thành lập Ban Liên lạc họ Lã – Lữ địa phương cấp Khu vực như cấp Xã, Thị trấn, Huyện, Tỉnh, Thành phố.

Hội đồng Gia tộc địa phương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ ghi trong Quy chế  này trong phạm vi địa phương.

5.6. Chức năng và Nhiệm vụ của HĐGT Thường trực

1- Chủ tịch HĐGT Thường trực

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của HĐGT và có các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Lập kế hoạch hoạt động hàng quý, hàng năm của HĐGT;

+ Làm Trưởng Đoàn trong các lần HĐGT đến các địa phương;

+ Làm nhiệm vụ sơ kết, tổng kết trong các lần họp thường kỳ và Đại hội toàn Gia tộc.

+ Chủ trì các cuộc họp, Đại hội của HĐGT;

+ Ký Giấy mời các cuộc họp và quan hệ đối ngoại khác.

+ Chủ tài khoản về Tài chính của HĐGT.

2- Phó Chủ tịch Thường trực HĐGT

Phó Chủ tịch Hội đồng Thường trực có nhiệm vụ:

+ Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Thường trực khi được ủy quyền;

+ Trực tiếp làm Trưởng Tiểu ban tổ chức, tuyên truyền, chủ trì trang WEB;

+ Làm MC trong các cuộc họp, Đại hội HĐGT;

+ Đảm nhận vai trò đối ngoại của HĐGT;

+ Ký Giấy mời các cuộc họp và quan hệ đối ngoại khác khi được ủy quyền.

3- Nhiệm vụ các Tiểu ban chuyên môn

  1. Tiểu Ban tổ chức, thông tin, tuyên truyền và đối ngoại
  • Xây dựng chương trình hành động, nội dung kế hoạch các hoạt động của HĐGT trong 2 kỳ Đại hội và các cuộc họp hàng năm trình HĐGT thông qua;
  • Chủ trì nhiệm vụ phát triển các Thành viên mới trong Gia tộc,
  • Tham mưu cho HĐGT về công tác đối ngoại với chính quyền địa phương và các Gia tộc khác.
  • Chủ trì trang WEB trên mạng xã hội.
  1. Tiểu ban lịch sử cội nguồn gia tộc

+ Thu thập các thông về tiểu sử, sự nghiệp các danh nhân họ Lã được lịch sử và nhân dân phụng thờ được soạn thành văn bản trên máy tính kèm hình ảnh;

+ Thống kê chi tiết các Chi họ về vị trí địa lý, Gia phả, ngày Kỵ tổ, hình thức phúng viếng,… kèm theo hình ánh,

+ Lập sơ đồ liên kết các Chi họ và từng bước xác định mối quan hệ về Gia tộc giữa các địa phương.

+ Lập bản đồ mô tả vị trí các Từ đường, của các Chi họ trên phạm vi toàn quốc.

+ Chủ trì biên soạn cuốn sách và các tài liệu về Cội nguồn Gia tộc họ Lã Việt Nam và hoàn thiện để trở thành tài liệu chính thức của Gia tộc.

Tất cả các thông tin trên soạn thành văn bản gửi về Ban Biên tập để đưa lên trang WEB của HĐGT.

  1. Tiểu ban Kế hoạch -Tài chính

+ Lập kế hoạch phát triển các hoạt động của Gia tộc, các chuyến đi của HĐGT về các Chi họ địa phương trong các dịp Kỵ Tổ, dự lễ Đình, Đền thờ các danh nhân họ Lã, thăm hỏi và tham dự các đám hiếu;

+ Chủ trì việc thu, chi và giữ Quỹ tài chính của HĐGT

+ Thanh, quyết toán hàng năm báo cáo HĐGT

 +  Soạn thảo và đề xuất lời hiệu triệu và phát động quyên góp kinh phí cho các hoạt động trình HĐGT để ký, phê duyệt;

  1. d) Tiểu ban Câu lạc bộ Doanh nhân

          + Xây dựng Chương trình, Kế hoạch, hình thức hoạt động của tổ chức Câu Lạc bộ các doanh nhân đa ngành đa lĩnh vực,

+ Tổ chức hướng dẫn, giúp kỹ thuật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho các con, cháu trong Gia tộc tùy theo khả năng,

+ Phối hợp cùng Tiểu Ban Tổ chức tìm hiểu và phát hiện các doanh nhân mới có điều kiện phát triển vào CLB.

 Điều 6:  Tài chính

6.1.  Nguồn thu của Quỹ

Quỹ của Hội đồng Gia tộc dựa vào các nguồn tài chính sau đây:

– Đóng góp tự nguyện của các và Chi họ và các Thành viên trong Gia tộc,

– Tài trợ của các tổ chức và cá nhân.

Chủ tịch HĐGT phối hợp với Ban Kế hoạch -Tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc vận động đóng góp tài trợ để thường xuyên bổ sung quỹ. Các thành viên Hội đồng Gia tộc thường trực và không thường trực là những hạt nhân tích cực có trách nhiệm hỗ trợ vào việc huy động đóng góp quỹ.

 6.2. Sử dụng quỹ

  1. Tiền quỹ của Hội đồng Gia tộc được sử  dụng vào các khoản sau đây :

– Sử dụng để chi tiền các phương tiện đi lại cho các chuyến đi làm việc tại địa phương của HĐGT Thường trực, chi phí mua sắm lễ vật, tiền phúng viếng vào các ngày Kỵ Tổ của các Chi họ và Đình, Đền thờ các Danh nhân Gia tộc họ Lã –Lữ, chi phí ăn ở, lưu trú của Đoàn Công tác địa phương (nếu xa phải ở lại qua ngày).

– Văn phòng phẩm, bưu phí, cước phí sử dụng điện thoại, lập trang Web và cước phí thuê bao mạng internet hàng năm và bồi dưỡng cập nhật và duy trì trang WEB,

– Chi phí các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,

– In ấn và phát hành tài liệu,

– Chi phí việc hiếu đối với các thành viên Hội đồng Gia tộc.

  1. b) Các khoản chi đột xuất sẽ do HĐGT Thường trực quyết định.
  2. c) Hàng năm phải lập quyết toán thu chi.
  3. d) Năm tài chính đựơc tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Lời kết

Bản Quy chế này được Hội nghị Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam họp ngày 29 tháng 4 năm 2018 thông qua.

Đối tượng chủ yếu thực hiện bản Quy chế là Hội đồng Thường trực của Hội đồng Gia tộc toàn quốc. Hội đồng Gia tộc Chi họ địa phương có nhiệm vụ thực hiện các Điều khoản có liên quan và có chức năng giám sát các hoạt động của Hội đồng Thường trực theo Quy chế.

Quy chế có hiệu lực bắt đầu từ ngày ký.

            TM Hội đồng Gia tộc họ Lã – Lữ Việt Nam

                    Chủ tịch 

 

                       Lã Văn Vệ

 

Xem chi tiết file đính kèm sau đây

Các tin bài khác