Thân thế và sự nghiệp của thừa tướng Lã Gia húy Lữ Gia

Thừa tướng Lã gia con ông Lã Cát quê ở Võ Phong sau thuộc quận Cửu Chân nay thuộc Thanh Hóa. Mẹ Trần Thị Lan nay thuộc Hương Trang Nghiêm huyện Thiên Bản ( Vụ Bản – Nam Định). Ngài có 3 anh em , thừa tướng là trưởng ,thứ là Lã Nhạc và Lã Cường.

Thừa tướng văn võ song toàn được Triệu Văn Vương  tín nhiệm. Khi Minh Vương lên ngôi thì lấy Lữ Gia làm thái phó ( 124 TCN) . Lữ Gia tuổi đã cao làm tướng trải qua 3 triều họ càng hiếm quý , họ hàng thân thuộc làm trưởng lại hơn 70 người .Con trai đều lấy con gái vua , con gái thì gả con cho em vua và người trong tôn thất , cùng thông gia với Tần Vương ở Thương Ngô ở trong nước rất được lòng dân hơn cả vua , các quan đại thần đều kính nể. Vua còn ít tuổi thừa tướng là người giữ nước , trọng trách này đặt gánh nặng lên vai thừa tướng. Trong nước Vua và Thái Hậu muốn lệ thuộc vào nhà Hán , oái oăm thay nhà hán cho thiếu úy sang dụ Nam Việt về chầu nhà Hán . Thiếu úy là tình nhân cũ  của Cù Thị  đến khi sang Nam Việt gặp nhau lại tư thông với nhau rồi dỗ dành ái Vương đem nước Nam Việt về dâng cho nhà Hán , lại sai bọn biện sỹ là ngụy thần đi theo để giúp việc đi theo khi cần thiết và sai lệ úy Lộ Bát Đức đem quân mã đóng ở Quê Dương để uy hiếp. Lại sai sứ ban riêng cho Thừa tướng lã Gia một quả ấm bạc , bào tía , đai ngọc thao xanh để mua chuộc .

Đến năm 112 TCN vua và thái hậu sửa sang hành trang của cải và đổ vào chầu , thừa tướng can ngan mà không được . Nhiều lần không vào chầu mà thường cáo ốm . Không tiếp sức giả nhà Hán , các sứ giả đều chú ý đến thừa tướng , nhưng chưa thể giết được . Vua và thái hậu cũng sợ Lã Gia khởi sự trước muốn nhờ sứ giả nhà Hán trừ mưu giết Lã Gia .Mở tiệc mời quan đại thần cùng sứ giả  , Lã Gia hầu rượu . Em Lã Gia là tướng Lã Cường đem đóng ở ngoài cung .

Khi uống rượu Thái Hậu bảo Lã Gia rằng :

“ Nam Việt nội thuộc Trung Quốc là lợi cho nước nhà mà tướng quân lại không bằng lòng vì cớ gì ?” . Cốt để chọc tức sứ giả . Sứ giả còn đang hoài nghi chần chừ , đã thấy Lã Gia tai mắt họ có vẻ khác thường lập tức đứng dậy ra đi . Thái Hậu giận lắm muốn lấy giáo đánh Lã Gia thì vua ngăn lại . Lã Gia bèn ra chia lấy quân của em là tướng Lã Cường rồi cáo về ốm , từ đây Lã Gia không chịu gặp vua và sứ giả cùng các đại thần khởi nghiệp . Vua không có ý giết Lã Gia . Lã Gia cũng biết vì mấy tháng trời không hành động gì , chỉ có một mình Thái Hậu muốn giết Lã Gia nhưng thế của Thái Hậu không giết nổi. Hán để nghe tin lã gia không tuân lệnh mà vua và thái Hậu đơn chiếc yếu đuối không chế ngự được , sứ giả thì nhút nhát không quyết đoán , lại thấy rằng Vua và Thái hậu đã nội phụ rồi , chỉ còn Lã Gia làm loạn không đáng rấy quân muốn sai Trang Sâm đem 2000 người sang sứ . Trang Sâm nói  : “ Lấy sự hòa hiếu mà sang thì vài người cũng đủ rồi , lấy võ lực thì sang thì 2000 người không làm gì được” Sâm từ chối không nhận . Hán đế bèn bãi chức Trang Sâm. Tướng Tề Bắc cũ là Hán Thiên Thu hăng hái nói : ‘ một nước Việt cỏn con lại có vương và thái hậu làm nội ứng chỉ một mình thừa tướng làm loạn tôi xin cấp 300 dũng sỹ thế nào cũng chém được đầu Lã Gia báo về.” Bấy giờ Hán Thiên Thu và em cũ Thái Hậu là Cù Lạc đem 2000 người tiến vào đất việt.

Thừa tướng lữ gia hạ lệnh cho trong nước rằng : “ Vua còn nhỏ tuổi, Thái Hậu vốn là người Hán cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn , chuyên ý muốn nội phụ đem hết đồ châu báu của Tiên Vương dâng cho nhà Hán để nịnh , đem nhiều người đi theo đến Trường An bắt bán làm đầy tớ , chỉ nghĩ đến mỗi lợi một thời chứ không nghĩ đến xã tắc và lo gì đến mưu kế muôn đời”. Bèn cùng với em là Lã Cường đem quân đánh vua , giết vua và Thái Hậu , giết chết bon sứ giả người Hán . Sai người báo cho Tân Vương hầu kiến đức lên ngôi Vua là con người nước Việt. Cơ nghiệp Nam Việt bị lung lay là do chiều yêu Cù Thị Hậu gây ra . Nhưng trọng trách giờ lại do thừa tướng Lã Gia là người gánh vác giang sơn.

Bấy giờ là mùa đông tháng 10 năm 112 TCN thừa tướng Lã Gia đã lập Kiến Đức lên ngôi vua. Quân của Hàn Thiên Thu đã kéo vào cõi đánh phá một số ấp nhỏ. Tể tướng đã mở đường thắng để cấp lương cho Hàn Thiên Thu còn 40 dặm đến Phiên Ngung thì Lữ Gia xuất quân giết bọn Thiên Thu sai người đem sứ tiết của nhà Hán đóng vào hòm để trên cửa ải dùng lời tạ tội và phát binh giữ chỗ hiểm yếu. Hán đã nghe tin sai Phục Ba tướng quân Lộ Bát Đức xuất phát từ  Dự Chương . Qua thuyền tướng quân Nghiêm xuất phát từ Linh Lăng , Hạ Lăng tướng quân giáp đem quân xuống Thương Ngô. Tri nghĩa hầu quý đem quan dạ lang xuống sông tường kha. Tất cả 7 đạo quân đều hợp tại Phiên ngung số quân lên tới 30 vạn người kéo vào nước Nam Việt.

Mùa đông 111 TCN Dương Bộc nhà Hán đem 9000 tinh binh đánh lấy Tầm Hiệp rồi phá Thạch Môn ( Đá chất dưới sông) lấy được thuyền thóc của ta, đầy thuyền thóc của ta đi tới rồi lấy hàng vạn người phục vụ dân binh đi theo để đợi phục ba tướng quân Lộ Bát Đức . Bát Đức nói vì đường xa tới chậm . Dương Bộc rồi cùng với Lâu Thuyền tướng quân có hơn 1000 quân đều cùng tiến . Dương Bộc đi trước đến Phiên Ngung vua và Lữ Gia đến trước giữ thành . Dương Bộc tự chọn chỗ tiện lợi đóng ở phía đông nam thành . Lộ Bát Đức đóng ở phía tây bắc thành áp sát thành Phiên Ngung hàng ngày quân hán cho nhiều thuyết khách vào chiêu dụ người gốc Hán trong quân đội việt ra hàng , lôi kéo một số quân Việt chạy theo quân Hán . Gặp đêm trời tối gió to quân Hán tung lửa vào đốt thành . Đến gần sáng cổng thành phía đông nam bị quân Hán vây hãm chặt không thể thoát ra ngoài được. Thừa tướng cùng các tướng sỹ trung kiên mở đường máu đánh tan toán quân phía tâyPhiên Ngung do Tư Mã Tô Hoàng chiếm giữ . Thừa tướng cùng quân Nam Việt và Triệu Dương Vương vượt qua ngoài vòng vây. Đánh bọn lâu thuyền cướp thuyền chạy ra biển đông đổ bộ lên vùng Thiên Bẩn ( Vụ Bản – Nam Định)

Đến Thiên Bản nơi quê ngoại thừa tướng được nhân dân tín nhiệm  thừa tướng kêu gọi nhân dân cùng nhà vua chống Hán . Được nhân dân nhập vào đội quân của Triệu Dương Vương ngày càng một đông đến lúc này trong quân của thừa tướng chỉ chọn người gốc Âu Việt là Lạc Việt đứng lên chống Hán . Đóng tại 3 căn cứ là Bạch Hạc , Sài Sơn và Trang Nghiêm . Trang Nghiêm là nơi hiểm yếu của thủy quân nhà hán có thể đổ bộ đánh vào âu lạc vì thế nên thừa tướng đóng giữ . Bạch Hạc là do tướng Phạm Thông Nguyễn Đức , Đinh Tuấn đóng giữ còn Triệu Thành thì do tướng Lã Cường và Triệu Dương Vương các quan đại thần và gia quyến nội thất trong triều đình.

Sau thời gian củng cố binh mã quân Hán tiến đánh Bạch Hạc lần thứ nhất bị các tướng phạm Thông Nguyễn Đức Đinh Tuấn đánh cho quân Hán thua liểng xiểng , giặc phải tạm lui lập mưu cho Chu Năng trá hàng để làm nội ứng , thấy chu năng là người việt Triệu Dương Vương thu nhận và cho đóng quân ở Lãng Công , Lập Thạch đưa quân về Bạch Hạc về tăng cường cho Triệu Thành . Khi quân hán tiến công Chu Năng đem quân phối hợp với quân Hán đánh ra . Quân Triệu Dương Vương thua nặng . Triệu Thành bất thủ Triệu Dương Vương cùng các quan đại thần và tàn quân chạy lên núi Sài Sơn và cố thủ ở hang Các Cớ bị vây chặt trong hang cuối cùng vua tôi đều tử tiết. Đến nay trong hang Các Cớ vẫn còn di cốt của quân tướng Lã Gia đã hóa thạch. Tại chùa Bối Am là nơi 3 lần bác hồ về thăm và làm việc có câu đối ;

“ Trừ gian già Lữ gương trung nghĩa

Cứu nước , Bác Hồ rạng sử xanh”

Sau khi chiếm được Triệu Thành quân Hán tiến đánh Trang Nghiêm , căn cứ cuối cùng của quân Âu Lạc , bị quân Hán tiến đánh ào ạt vây chặt 4 mặt , một trận chiến không cân sức một trọi mấy trăm , sau trận giao chiến quân hai bên chết nằm gối đầu lên nhau , máu hoen cỏ nội . Cuối cùng thừa tướng bị quân Hán vây chặt chém một gươm trúng cổ . Ông vất thanh đao về phía trước đưa hai tay về phía trước đỡ đầu của mình vừa rời khỏi cổ , bọn giặc Hán sợ quá dạt ra hai bên , thừa tướng ôm đầu ruổi ngựa chạy đến chân núi Gôi , bỗng gặp một người đàn bà kêu lên “tướng quân không có đầu sao còn sống được” Thừa tướng Lã Gia chợt tỉnh bỏ rơi đầu mình ra và ngã xuống ngựa. Quân Hán đuổi tới nơi đem thi thể Thừa Tướng  Lã gia ném xuống cửa sông Nguyệt Giang . Dân làng Nguyệt Mạc vớt được thi thể của thừa tướng đem an táng và lập đền thờ trên phần mộ của người tôn là Phúc Thần.

Từ đó nước nam ta bị người tầu  chiếm lấy , cải là giao chỉ bộ chia làm 9 quận và đặt quan cai trị như các châu quận bên tàu . Quân đội được huấn luyện thành những kẻ ăn thịt người không ghê , uống máu người không tanh , đề ra chính sách hiếp phụ giết phu đồng hóa giống nòi và giết hết người họ Lã .Qua giai đoạn bắc thuộc lần thứ nhất và bắc thuộc lần thứ 2 . Thừa tướng Lã gia không được nhắc nhở đến không đâu có đền thờ , những người họ Lã đều phải đổi thành họ Lữ hoặc La lẩn khuất trong rừng ( 111 TCN đến sau 544 sau CN ) cả thảy là 655 năm.

Đến đời Triệu Quang Phục ( 549-571) được độc lập tự chủ . Triệu Quang Phục cho lập đền thờ ở Đa Phúc Sài Sơn Quốc Oai để tưởng nhớ đến tướng quân Lã Gia là: “ Thiên Nam Thánh Vương” Bức hoành phi nay vẫn còn ở đền thờ của ngài . Làng Hoàng xá gần đây có đền thờ . Đến năm 1470 – 1490 niên hiệu Hồng Đức Tôn ngài là trung quân ái quốc lập đình tôn ngài là thành hoàng làng . Ngay cạnh Hoành Xá việc làng ngày 10/2 phố huyện tế ngày 20/2 hàng năm . Các Huyện Đan Phượng Thanh Oai cũng có đền thờ thừa tướng để  ca ngợi công đức của ngài , có các câu đối sau : “ Tam Triều Danh Tướng “.

Thời xưa thần tượng hiển linh , âm phù trong công việc đánh giặc xâm lược nên hàng năm để tưởng nhớ đến công đức của ngài từ 1/3 đến 6/3 hàng năm là ngày hội của 3 làng Gôi, Hầu,Hổ khi mở hội từ dân thường đến quan chức địa phương đều đến cúng tế. Trải qua các triều đại phong kiến xưa đều có sắc phong tới thượng đẳng thần , là đệ nhất truyền kì của huyện Thiên Bản xưa kia . Nơi thờ ngài còn có những câu đối ghi công trạng ngài :

“ Nhất phiến trung can Gôi tĩnh tại

Thiên thu di cốt nguyệt giang từ

Hay

Vũ hịch nhất thư thuyền , lầm lẫm hùng uy kinh Bắc ló .

Miếu đài thiện cổ tại , nguy nguy chính khí đôi Nam thiên.”

Hay:

Triệu thị hữu thiên tôn xã tắc

Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền

Gần hang Các Cớ Chùa thầy tại làng Thụy Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai có đền thờ còn có hoành phi

Câu đối Hoành Phi ghi:

“ Thiên Nam Thánh Vương”

Các tin bài khác